Loại cây thân thảo này ưa sáng, mọc hoang dã.
Đặc điểm của loại cây này:
- Phần thân rễ hình trụ dài, mọc thẳng, hai đầu thót lại, mang nhiều rễ phụ có dạng giống như thân rễ.
- Lá cây tụ họp lại thành túm xuất phát từ thân rễ, xếp nếp giống như lá cau, có hình mũi mác hẹp, dài chừng 20-30cm, rộng khoảng 2,5-3cm, phần gốc thuôn, có đầu nhọn, hai mặt lá nhẵn gần như cùng màu, gân song song nổi rất rõ; phần bẹ lá to và dài; phần cuống lá dài khoảng 10cm.
- Cụm hoa mọc trên một cán ngắn ở phần kẽ lá, mang từ 3 đến 5 hoa có màu vàng, lá bắc có hình trái xoan, đài hoa 3 răng có lông; tràng hoa 3 cánh nhẵn; có nhị 6, xếp thành hai dãy, chỉ nhị hoa ngắn; bầu hoa hình thoi, có lông.
- Quả nang, dáng thuôn, dài chừng 1,2 – 1,5 cm. Hạt có từ 1 đến 4 hạt, phình ở phần đầu.
- Mùa hoa quả: tháng 5 đến 7.
Phần sử dụng: Thân rễ cây thu hoạch quanh năm, sau khi đào về cần ngâm nước vo gạo để khử bớt chất độc rồi mới đem phơi khô.
Thành phần hoá học của cây sâm cau:
- Bộ phận dùng làm thuốc là thân rễ (căn hành), có tên dược liệu là tiên mao (Rhizoma Curculiginis). Người ta thu hái quanh năm, nhưng tốt nhất vào mùa thu. Củ tiên mao có vỏ màu đen, thịt bên trong có màu trắng, khi phơi củ sâm có mùi thơm ngậy.
- Khi đào lấy củ về, thường phải loại bỏ những rễ con, đem rửa sạch, cạo bỏ phần vỏ ngoài, ngâm với nước vo gạo một đêm để khử độc, rồi mới phơi hoặc sấy khô.
- Trong thân rễ sâm cau có chứa tinh bột, tanin, chất nhầy, acid béo, beta-sitosterol, stigmasterol và các các chất thuộc nhóm cycloartan, hợp chất flavonoid.
- Cây sâm cau là dược thảo có chứa steroid thiên nhiên, có tác dụng dạng như testosteron (một loại nội tiết tố sinh dục nam)
2. Cây sâm cau có tác dụng gì?
2.1. Theo Đông y
Theo cuốn “Những cây thuốc vị thuốc Việt Nam” của Đỗ Tất Lợi thì sâm cau có vị thơm nhẹ, tính ấm; vào 3 kinh Thận, Can và Tỳ. Có tác dụng ôn bổ thận khí, tráng dương, mạnh gân cốt, ôn trung, táo thấp, tán ứ, trừ hàn thấp, mạnh gân cốt, điều hòa tiêu hóa. Chủ điều trị liệt dương, yếu sinh lý, tinh lạnh, tiểu tiện không cầm được, chân tay, lưng lạnh.